Giả thuyết ra đời Tu viện Ljubostinja

Một số nhà sử học bác bỏ giả thuyết Công nương Milica là người sáng lập tu viện.[130] Dựa trên ghi chép của Constantine Thần học gia năm 1433-1439 rằng Milica đã an nghỉ trong tu viện của bà, được gọi là Ljubostinja (položena u svojem manastiru, zvanom Ljubostinja).[131] Các nhà sử học giải thích câu này theo sáu cách khác nhau:[130]

  1. Milica sáng lập tu viện và chỉ định đó là nơi an táng mình (cách hiểu thông thường)
  2. Ljubostinja là tu viện của Milica, và bà làm nữ tu, qua đời và được chôn cất tại đó.
  3. Milica là người cai trị thực quyền, nên Ljubostinja cũng giống như các tư viện khác, đều là "của bà" chứ không riêng nơi nào
  4. Tu viện của Milica nhưng bà không xây dựng nó, tuy có đầy đủ quyền điều hành, nhưng do nhận lại hoặc tiếp quản từ người khác.
  5. Ljubostinja chỉ là nơi Milica đặt ý nguyện được an táng.
  6. Ljubostinja gọi là tu viện của Milica đơn thuần vì bà được táng tại đó.

Nhà sử học Branislav Todić tin rằng Ljubostinja ra đời sớm hơn nhiều vào thời Vua Milutin, vì vợ của một người cai trị vẫn còn đang sống mà lại có thể xây dựng một công trình là rất rất bất thường,[132] đặc biệt nếu tính đến chi tiết Hoàng thân Lazar đã chọn Ravanica là nơi an nghỉ vĩnh hằng cho hai người.[130] Nhà sử học Ljubica Vinulović bác bỏ suy luận này không có cơ sở lịch sử, khi cả hoàng hậu Jelena Anžujska lẫn Jelena Nemanjić đều đã tiến hành xây dựng ngay khi chồng họ đang trị vì, tại GradacMatejče.[133] Ông cũng chỉ ra rằng không có khả năng Ravanica được xây dựng thành lăng mộ gia đình, vì không có chỗ quy hoạch cho các thành viên khác.[133] Todić tiếp tục bác bỏ giả thuyết tu viện được xây sau Trận Kosovo (1389), vì lý do kinh tế và nhiều lý do khác trong đó có suy luận hợp lý thì không có khả năng xây dựng nhà thờ tưởng niệm riêng cho công nương Milica, không có lý do gì khiến Milica không thể được an táng bên cạnh chồng mình.[130][134] Ý tưởng cũng bát nguồn từ giai thoại dân gian là Milica từ đầu không phải được an táng tại Ljubostinja, mà là một nơi bà yêu thích, trên đồi Prozraka, trong nhà thờ Đurovači (nay chỉ còn là đống đổ nát).[130][135] Một số tác giả ủng hộ giả thuyết từ thời Vua Milutin dựa trên thực tế Ljubostinja không được xây dựng giống như các tu viện trường phái Morava khác, nguyên liệu đá ép gợi ra các công trình thời đại ấy ở Gračanica, HilandarBanjska.[130][136]

Ủng hộ cho giả thuyết Ljubostinja ra đời sớm nhất năm 1381 là những phát hiện một số lớp bích họa cổ phần trên gian giữa và cột đá niên đại 1402 khi tu viện chính thức mở cửa.[130] Vinulović lại cho rằng đây không phải là bằng chứng hợp lệ phủ nhận Milica là người sáng lập, vì không có gì lạ khi các tu viện ở Serbia có những bức tranh được vẽ đè lên nhiều lần (như SopoćanVisoki Dečan), nhất là khi đang tiến hành thì phải tạm dừng vì lý do nào đó (ở đây là do chiến tranh: Trận Kosovo).[133]

Mặt khác, các nhà học thuật đặt nghi vấn về thực tế là sau Trận Marička (1371), despot Jelena (nữ tu Jefimija) đã đến Kruševac là triều đình Hrebeljanović. Họ cho rằng bà trở thành nữ tu tại Ser, sau khi chồng tử trận. Bà chủ yếu sống tại Ljubostinja, còn Milica chỉ tham gia sau đó.[130] Họ cũng cho thấy Jefimija mới là người an táng trong quan tài người sáng lập, từ đó có nghi vấn một nhà cầm quyền thống trị (Milica) lại cho phép chôn người khác trong lăng một mình. Tuy vậy, những ghi chép của Konstantin Triết gia cùng thời Milica và Jefimija cho thấy tầm quan trọng của Jefimija tại triều đình Lazarević ở Kruševac, về ảnh hưởng khi nuôi dạy con cái quý tộc, chủ yếu là Jelena Balšić.[137]

Trước khi biết Jefimija sống lâu hơn Milica,[130] người ta tin rằng Milica dành ngôi mộ của mình cho người bạn thân nhất đã qua đời trước.[104] Với phát hiện Milica qua đời năm 1405,[138] còn Jefimija sống đến năm 1406 thậm chí đầu năm 1407, câu hỏi là tại sao Jefimija không đặt Milica vào quan tài người sáng lập.[130] Nhà sử học nghệ thuật Danica Popović cho rằng khi ấy quan tài cũng chưa xong, mà chỉ hoàn thiện sau đó, cùng thời điểm với thánh đường đã bị phá hủy.[139] Perić phản đối khi so sánh đồ trang trí và vật liệu gian giữa và narthex đều giống nhau, rõ ràng không phải narthex được dựng sau mà là cùng thời điểm.[140] Theo Srđan Đurić, đến thế kỷ 18, thi hài công nương Milica được chuyển từ lăng mộ tây nam của gian giữa đến phần đông bắc narthex ngay dưới bức bích họa người sáng lập.[138]

Nhiều tác giả lập luận rằng không được bỏ qua tinh thần tôn giáo,[97] trên thực tế là cả hai phụ nữ quý tộc đều đã đi tu, thâm chí phát nguyện lời thề Shima lớn, tự ép mình vào đời sống tu viện khổ hạnh và nghiêm khắc, họ không còn ràng buộc với những vật chất giàu có hay quyền lực, nên càng không phải loại lăng mộ nào để an táng.[35] Khi mở quan tài Milica đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu thấy thay vì phẩm phục hoàng hậu cùng trang sức vương miện, công nương chỉ có áo choàng đen như một nữ tu thực sự. Tuy nhiên, các sử gia cũng đồng ý rằng từ trên quan điểm pháp lý nhà nước và triều đại, vẫn chưa rõ tại sao và liệu công nương Milica có quyết định không an táng mình bên cạnh Hoàng thân Lazar hay không.[130][133] Một câu hỏi khác đặt ra là trong ba quan tài đó thì đâu là nơi lưu giữ thánh tích Thánh Petka giai đoạn năm 1400-1407.[2][141]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tu viện Ljubostinja http://www.vrnjackabanja.biz/crkve.php http://andrijaradenicistoricar.com/images/pdf/Svet... http://monumentaserbica.branatomic.com/mushushu/st... http://www.cro-eu.com/forum/index.php?topic=1388.1... http://www.eparhijakrusevacka.com/arhiva/%D0%9C%D0... http://www.eparhijakrusevacka.com/arhiva/%D0%B2%D0... http://www.trstenicani.com/Nar_Univerzitet/jefimij... http://www.manastir-lepavina.htnet.hr/ovcarskiman8... http://www.svetidimitrije.no/crkva/srpski-manastir... http://www.manastir-lepavina.org/vijest.php?id=730...